H1: Nắng hạ và hoa súng

Nắng hạ và hoa súng

Water Lily 2014 (97)Hoa Sung thang 7 - 2015 (1)

Hoa súng giản dị nhưng mang vẻ đẹp tinh khôi khiến người ngắm hoa có cảm giác nhẹ nhàng.

Lưu Quang Vũ có câu thơ về hoa súng:

Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở
Da diết lòng hương dịu tự vườn cau…

Chế Lan Viên có bài thơ Màu hoa súng tím:

Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc
Chỉ lặng yên sắc tím để mà đau
Người đời chỉ biết màu sen anh đỏ rực
Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu.

Water Lily 2014 (95)

Mùa hạ là mùa hoa sen, hoa súng nở. Hoa súng có rất nhiều màu. Hoa súng cũng dễ phân biệt với hoa sen. Hoa súng không nhô cao trên mặt nước như hoa sen. Lá hoa súng có xẻ rãnh chữ V, còn lá hoa sen tròn kín, không xẻ rãnh nào. Tiếng Việt phân biệt hoa sen, hoa súng rất phân minh vì trong chữ Hán hoa súng lai có tên là “thụy liên”, tức là hoa sen ngủ. Có tên như vậy vì hoa súng đến tối thì cụp lại như đi ngủ trên mặt nước yên tĩnh từ hoàng hôn cho đến bình minh.

Water Lily 2014 (5)

Hoa súng thuộc họ thực vật Nympheaceae. Cây thân thảo, mọc rất phổ biến ở những nơi có ruộng nước, ao hồ nước nông, nhiều bùn. Cây có thân rễ bò dài trong bùn, lá to tròn giống hình tim nổi trên mặt nước, mép lá có răng, cuốn dài. Cây mọc khỏe nơi đủ nước, đủ nắng, nóng, nơi nước đọng hay chảy nhẹ. Cây trồng chủ yếu bằng các đoạn thân rễ.

Không kiêu sa, hiếm lạ như hoa Phong lan, Hải đường. Hoa Súng có mặt ở mọi nẻo đồng quê trên quê hương, rất đỗi gần gũi thân thuộc với mọi người. Chẳng cần nhiều mầu sắc, với một mầu trắng tinh khôi, một mầu tím phớt hồng song không kém phần rực rỡ, Hoa Súng luôn như một lời nhắn nhủ thuỷ chung son sắt.

Cây Súng mọc không hề kén đất, chỉ cần có nước và ánh sáng mặt trời là loài hoa đồng nội này sinh sôi nảy nở, từng bông, từng bông Hoa Súng vẫn cần mẫn nối tiếp nhau nở rộ như ý chí quyết vượt lên số phận, hoàn cảnh khó khăn của mỗi con người.

Nở hoa là khoảnh khắc huy hoàng trong môt đời cây cỏ. Song ở không ít loài thảo mộc, sắc mầu rực rỡ mà chúng vừa phô bày cũng lại là dấu hiệu của bước suy vi đã cận kề, vì chẳng bao lâu sau đó các bông hoa này sẽ luị tàn. Nhưng ở loài Hoa Súng, cây càng ra hoa, lá càng xanh tốt và bông hoa nở trước như vẫy gọi bông hoa nở sau để cùng nhau làm nên những cánh đồng hoa bất tận.

Water Lily 2014 (26)

Ý nghĩa: thể hiện sự thương yêu của vợ chồng.
Một thông điệp tương phản
Hoa súng tượng trưng cho sự trong trắng của con tim. Sự lạnh lùng nếu không muốn nói là dững dưng.

Có khá nhiều ý kiến xung quanh ý nghĩa của hoa Súng, giống như hoa hồng, mỗi màu hoa Súng lại có một ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng thông điệp mà loại hoa này mang lại còn tùy thuộc vào nơi chốn và thời gian.

Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa súng sông Nin. Ý nghĩa của hoa súng được gắn liền với sự tích người Ai Cập đã dâng tặng riêng hoa súng cho thần mặt trời – vị thần của sự hùng biện. Vì vậy theo ý nghĩa của người Ai Cập thì hoa súng trắng là tượng trưng cho sự hùng biện.

Theo quan niệm của người Phương Đông thì nhận một bó hoa súng trắng là sự báo hiệu của niềm vui xáo trộn và đặc biệt bất ngờ. Chính vẻ thanh tú và sắc trắng tinh khôi của loài hoa này đã đem lại ý nghĩa tượng trưng cho sự trong sạch của tâm hồn.

Một quan niệm khác thì cho rằng, trong các loài hoa dưới nước thì hoa Súng tượng trưng cho người quân tử và hái hoa Súng vào ban đêm sẽ mang lại sự may mắn cho những người đang yêu.

Water Lily 2014 (9)

Hoa súng trắng được chọn là quốc hoa của Bangladesh từ năm 1971. Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.

Water Lily 2014 (45)Hoa súng June 28 - 2014 (23)Hoa súng June 28 - 2014 (14)Hoa súng June 28 - 2014 (29)Hoa súng 2014 (6)Water Lily 2014 (4)Water Lily 2014Hoa súng June 28 - 2014 (30)

Hoa Súng còn được gọi là Huệ nước , Nữ vương của sông hồ, Hoa Hồng của nước.

Hoa nở vào buổi sáng khi ánh dương ló dạng và khép cánh lại vào lúc chạng vạng. Có một vài giống lại khoe sắc vào đêm.

Có hai giống tìm thấy nhiều nhứt ở Châu Âu là Súng trắng và Súng vàng. Hoa súng vàng (Nuphar luteum), lá rất to nổi trên mặt nước, hoa nở từ tháng 6 đến tháng 8, màu vàng rực rỡ nhưng hoa lại không to quá 5cm đường kính. Khi hoa tàn, kết trái và rụng khỏi đài hoa trước khi tàn.

Hoa súng trắng ( Nymphaea Alba ) cho hoa từ tháng 5 đến tháng 8, có vài điểm phát triển tương tự như súng vàng nhưng lá tròn to hơn và đường kính của hoa to từ 15 đến 20 cm .

Và có một loài hoa súng màu xanh được yêu chuộng hơn súng trắng bởi mùi thơm, được coi là biểu tượng của vị thần trẻ Memphis, chúa tể của các mùi hương.

Có cùng chung họ với Sen, nhưng Hoa súng được phân biệt dễ dàng qua những đặc điểm sau : Số lượng cánh hoa, không có phôi nhũ ( albumen) bên trong hạt hoa, mặt lá không thấm nước Hoa nở ngay trên mặt nước trong khi đó hoa Sen lại mọc khá cao hơn mặt nước.

Water Lily 2014 (25)Water Lily 2014 (54)Water Lily 2014 (70)Water Lily 2014 (125)Hoa súng 2014 (29)Hoa súng 2014 (5)Hoa súng 2014 (16)

Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của cây được dùng làm thuốc thanh nhiệt, chống say nắng, cầm máu… Đặc biệt, nó còn trị hiệu quả chứng co giật ở trẻ, đau lưng mỏi gối…

Giải cảm nắng: củ súng nấu chè ăn.

        Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh: củ súng nấu chín, bóc vỏ 400 g. Củ mài nấu chín, bóc vỏ 800 g. Phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói. Bài thuốc này còn có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.

        Chữa hen suyễn ở người già và trẻ em: củ súng và hạt cải củ, hai thứ lượng bằng nhau, đem đồ chín, phơi khô, tẩm nước cốt gừng, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong thành viên hoàn bằng hạt ngô đồng, ngày uống 50 viên với nước sôi. Bài thuốc còn có tác dụng bổ dưỡng, giảm ho, cắt cơn hen.

Hoa súng June 28 - 2014 (10)Hoa súng June 28 - 2014 (15)Hoa súng June 28 - 2014 (18)Hoa súng June 28 - 2014 (14)

Hoa súng 2014 (26)Hoa súng June 28 - 2014 (28)Water Lily June 28 - 2014 (7)Water Lily June 28 - 2014 (6)Water Lily June 28 - 2014 (3)

“Hạnh phúc”

Hạnh phúc không phải là chỗ đến, mà chính là cách đi – Margaret B. Runbeck

       “Nếu hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là điểm đến thì trên hành trình đó hoa cỏ quanh ta luôn là vẻ đẹp bất tận mà chúng ta có thể cảm nhận được qua vẻ đẹp thanh tao và hương thơm của hoa.

        Cũng có những nét đẹp chừng như sẵn đó, chỉ đợi thời khắc giao hoà của ánh sáng, của tiết trời sẽ bất ngờ bừng nở như khuôn tranh bừng nở những đường nét và sắc màu thiên nhiên tuyệt đẹp.” – Ẩn Danh

June 28 – 2014

Photos: hannahlinhflower
Words: LSV tổng hợp từ Internet

Water-Lily-2014

Hoa súng 2014 (3)

ĐỂ SEN, SÚNG RA HOA QUANH NĂM

“Chẳng biết từ khi nào tôi lại yêu hoa sen, súng đến thế. Ấn tượng đẹp trong mắt tôi và bao người dân sống trong thành phố ồn ào, nhộn nhịp là những bông tím, đỏ nhẹ nhàng, thanh tao hòa quyện với hương sắc trắng, hồng tinh khiết của sen. Khi sen bắt đầu tàn, đâu đó trong hồ chỉ còn sót lại vài nụ sen muộn thì lúc này chính là khoảnh khắc cho những bông súng nở…”

Cây súng (Nymphaea), cây sen (Nelumbo) là những viên ngọc trong thế giới thủy sinh. Chúng có thể tạo mảng xanh mà không cần sử dụng nhiều diện tích đất, ở đồng quê có thể tận dụng ao, đầm, ở đô thị ta cũng thể trồng chúng trong những cái chậu hay các hồ của các công viên.

Để hoa sen, súng nở quanh năm dù gặp rất nhiều khó khăn song với những nổ lực vượt bậc, sen, súng đã được chăm sóc, để có những chậu sen, súng có nhiều hoa nở đẹp và thơm. Chúng ta nên cắt bỏ tất cả các bông hoa đã chết khi chúng chìm xuống và cắt sát tận cuống đồng thời loại bỏ tất cả các lá đã chết hoặc đang héo. Đối với cây sen nếu bị chết cần cắt bỏ hết phần thân trên chỉ chừa lại khoảng 10 – 15 cm phía trên củ rễ, cứ để như vậy và đến đầu hè sẽ mọc trở lại. Sen, súng cần thời tiết ấm và sẽ mọc lại khi nhiệt độ nước lên đến trên 22o C. Đồng thời cần bón phân và phun thuốc định kỳ để sen, súng có bộ lá to, mướt và tạo ra những bông hoa đẹp và thơm.

Bón phân: Bón gốc: Bón luân phiên giữa NPK 16-16-8S và NPK 12-12-17-9 TE định kỳ 1 tuần/1 lần. Đối với chậu Þ = 30 cm cho 5g/chậu, đối với chậu lớn hơn là 10g/ chậu. Bón lá: Dùng ba lá xanh Growmore 30-30-11 cho mùa nắng và 6-30-30 cho mùa mưa. Nếu cây phát triển chậm có thể dùng thêm Atonik cho cây mau phục hồi.

Phun thuốc: Có thể phun kết hợp và luân phiên các loại thuốc tùy loại bệnh hoặc sâu như: Confidor, Lanatte, Kasumin, Dithane, Slug Super…

Bổ sung bùn vào các chậu sen, súng 3 tháng/lần.

Cần lưu ý là cây sen, súng không chịu được nước có độ mặn cao và không nên bón Ure vào mùa mưa vì cây sẽ mọc cao và yếu.

Trên đây là những kinh nghiệm về chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trong quá trình nuôi trồng hoa sen, súng được các anh chị em công nhân và kỹ thuật đúc kết lại hy vọng sẽ bổ sung thêm cho các bạn những kiến thức về cách chăm sóc hoa sen, súng ra hoa.

ST từ Internet

Hoa súng 2014 (21)

Thư Gửi Bạn

Bạn mến,
Hôm kia có dịp ngồi nói chuyện với bạn rất vui. Nhớ ngày anniversary, bạn mời chúng
tôi ra ngoài đi ăn tối chung. Ở bên này, giữa tuần trong ngày làm việc mà chúng ta vẫn
có thì giờ để ngồi lại chung vui với nhau thì hạnh phúc quá bạn nhỉ! Mà có lẽ ở bên nhà
khi nghe kể, chắc họ sẽ không tin đời sống của tụi mình bên này đâu! Nhiều khi muốn
chia sẻ với nhau niềm vui người ta cũng phải chờ đến cuối tuần!
.
Và trong câu chuyện vui, bạn nói đùa rằng bây giờ vì “tin” tôi, nên bạn cũng bắt
đầu tập ngồi thiền đều đặn mỗi tối. Bạn chưa thấy ngồi thiền mang lại cho mình một ích lợi cụ thể nào, nhưng làm chỉ vì “tin” tôi thôi. Chứ nhiều khi bạn thấy nó rất chán và dường như mất thì giờ vô ích! Ngồi mà không thấy có chuyện gì xảy ra hết!
Nghe bạn kể làm tôi nhớ đến một tranh hý họa tôi xem trên tờ New Yorker nhiều năm trước. Có hai vị tu sĩ một già một trẻ ngồi thiền với nhau. Vị sư già ngồi yên thư
thái, còn vị sư trẻ thì có vẽ bất an, chờ đợi. Lúc sau, vị sư già quay sang nói với vị sư trẻ
“Chỉ có vậy thôi!” “This is it!”
.
Nói vậy, chứ tôi cũng muốn chia sẻ với bạn những kinh nghiệm của mình, để cho
bạn “tin” hơn! Tôi thấy ngồi thiền là một hạnh phúc. Tôi có thói quen ngồi thiền vào
mỗi buổi tối. Bây giờ trong lúc ngồi thiền, rất nhiều khi tôi có một cảm giác buông thư
thật yên. Mọi lo nghĩ và bận rộn của một ngày, như những tảng băng đông cứng, chúng
tan ra và bốc hơi như sương khói theo mỗi hơi thở.

Có những buổi tôi chỉ tập ngồi theo dõi hơi thở và buông thả hết những mệt mỏi của mình. Có những lúc tôi thấy hơi thở không phải chỉ có ở nơi mũi hay nơi bụng, mà nó có mặt ở vai tôi, lưng tôi, cánh tay tôi, ở bàn chân tôi… và hơi thở giúp tôi có thể buông thư thật sâu.

Ngồi với mây
.
Có lẽ những năm trước đây nếu có ai bảo rằng ngồi thiền là một hạnh phúc, tôi sẽ mỉm
cười ngờ vực. Nhưng bây giờ tôi thấy thiền tập là một dòng suối mát chảy vào tâm hồn
mình, trong lắng và êm ái. Sau một ngày làm việc, thân tâm ta ít nhiều cũng bị thương
tổn hoặc hư hao vì những mệt mỏi và lo âu. Ngồi thiền cũng có một tác dụng làm mới lại con người mình, như một dòng suối trong mát chảy tràn về vùng đất khô cằn.

Tôi không nhớ mình bắt đầu cảm thấy có niềm vui trong những thời ngồi thiền
vào lúc nào. Mỗi tối, tôi cứ đều đặn ngồi xuống trên toạ cụ của mình và tập theo dõi hơi
thở cho thật yên, và không có một kỳ vọng nào hết. Nhiều năm trước có lần lên Tu Viện
Kim Sơn, trên đỉnh Madonna . Mỗi buổi sáng tôi lên chánh điện công phu khuya với các thầy.

Tu viện nằm trên núi cao nên bầu trời rất trong! Những buổi sáng trời còn khuya đi xuống thiền đường, tôi ngước lên cao thấy ngàn tinh tú lấp lánh. Sau thời công phu, mặt trời chưa lên nhưng chân trời đã bắt đầu mờ sáng, tôi thường ra ngoài hiên ngồi thiền. Nơi tôi ngồi nhìn xuống xa xa tận bên dưới là một vịnh biển xanh, chung quanh là núi cao và rừng cây đan mộc già trăm tuổi. Tôi ngồi yên nhìn cái không gian trời và nước mênh mông ngoài kia. Tôi ngồi ở giữa chừng không, trên cao là bầu trời xanh trong, bên dưới là biển sóng xa tít đến tận chân trời. Tôi nhắm mắt ngồi yên theo dõi hơi thở trong nắng mới bình minh rất nhẹ sau dãy núi xa. Không biết thời gian bao lâu, tôi chợt cảm thấy có những làn gió mát lạnh lùa vào! Mở mắt ra tôi thấy chung quanh mình toàn là mây. Tôi đang ngồi trong mây và trên mây. Tôi nhìn xuống phía dưới, bây giờ là một vùng mây dầy kín che khuất biển. Mây xuất hiện từ lúc nào giữa không trung! Có những làn mây trôi vào thiền đường, mây bay rất nhanh, lướt xuyên qua tôi làm thành những làn gió mát lạnh. Tôi không biết mây từ đâu đến, dường như nó chỉ xuất hiện từgiữa một không trung trống không! Ngày xưa, tôi cứ nghĩ mây phải từ một nơi nào đó bay về, nhưng giờ tôi khám phá rằng mây chỉ hiện ra mà thôi.

July 29 - 2014Tôi chợt nghĩ đến một sự an lạc trong thiền tập cũng vậy! Khi điều kiện đầy đủ
thì nó hiển lộ ra thôi. Nó không đến từ một nơi nào hết. Nó có mặt khi không gian trong ta trống không, khi mỗi hơi thở của ta là một bình minh mới. Ta không nhất thiết cần làm gì để tạo cho mình một sự an lạc. Đôi khi ngồi cho thật yên là một điều kiện đủ của hạnh phúc. Ở đây, nơi tôi ngồi thiền không có mây bay, không có một cảm giác mát lạnh khi mây lùa vào, nhưng tôi vẫn có cảm giác mát nhẹ trong tâm mình. Tôi biết rằng nó dễ có mặt hơn, nếu tôi buông bỏ hết mọi kỳ vọng và tập ngồi cho yên.

Sunrise July 30 - 2014 (1)

Bộ bộ thanh phong khởi
.
Và bạn biết không, ta cũng có thể tập chế tác niềm vui trong những việc làm khác nữa.
Mà tôi cũng chỉ mới gắng tập thôi bạn nhé! Tôi nghe kể trong các thiền viện ở đầu mỗi
con đường đi, người ta thường khắc năm chữ “bộ bộ thanh phong khởi.” Mỗi bước chân
ta bước với ý thức sẽ làm khởi dậy một làn gió mát, thổi tan hết mọi muộn phiền. Tôi rất
thích hình ảnh ấy! Thiền sư Lâm tế có nói “Phép lạ là đi trên mặt đất!” Ta đi cho thật,
cho có ý thức rõ ràng, thì mỗi bước chân của ta sẽ là một phép lạ. Gió mát khởi lên cũng
là nhờ vì những bước chân ta đã được yên.
.
Tôi cũng tập đi thiền hành mỗi khi mình có cơ hội. Mà thật ra, lúc nào lại không
phải là cơ hội để ta thực tập đi thiền hành phải không bạn? Tôi tập có ý thức rõ rệt về
mỗi bước chân của mình. Trước hết, mỗi bước chân của ta phải là thật. Bạn biết không,
khi ta có ý thức về những bước chân của mình, tự nhiên ta cũng sẽ bước chậm lại, và
chúng cũng sẽ trở nên an ổn hơn. Không biết bạn thì sao, chứ trong một ngày bận rộn tôi có cảm tưởng như thân mình lúc nào cũng cứ lao về phía trước. Thân tôi lúc nào cũng đến nơi trước hơn những bước chân của mình. Từ bãi đậu xe vào văn phòng, từ phòng họp này đến phòng họp khác, từ lầu này sang lầu nọ, từ sở làm ra đến bãi đâu xe. Tôi phải cố gắng bước nhanh lên để bắt kịp theo thân mình. Nói vậy chứ tôi vẫn biết có những người một ngày tuy họ chỉ ngồi có một chỗ, nhưng thân họ vẫn phóng về tương lai. Hèn chi mà sau một ngày làm việc, chúng ta ai về đến nhà cũng cảm thấy mệt nhoài.

Bây giờ đi đâu tôi cũng gắng tập cho mình có những bước chân có ý thức. Cũng
không phải dễ, nhưng lâu ngày cũng thành một thói quen. Tôi có chia sẻ với vài người
bạn rằng, tôi có đọc đâu đó hễ ta làm một việc gì cho đều đặn và thường xuyên thì trong
vòng 21 ngày nó sẽ trở thành một thói quen, một second nature của mình. Tôi không biết điều đó có thật không! Tôi cũng không nhớ là mình đã thực tập bao lâu trước khi nó trở thành một thói quen! Nhưng nếu 21 ngày vẫn chưa được thì ta tập thêm 21 ngày nữa, có sao đâu! Trên con đường thực tập thì 21 ngày, hay 21 năm, đâu có là bao nhiêu bạn nhỉ?
.
Summer 2014 (1)Những bước chân thiền hành là những bước chân rất thật, vì vậy đôi khi chúng
bắt ta phải đi chậm lại. Những lúc phải đi chung với các bạn trong sở làm, tôi thấy họ đi
nhanh quá, tôi cũng phải bước nhanh hơn một chút vì họ, và họ cũng phải bước chậm lại một chút vì tôi. Tôi cũng nhận thấy một điều là khi ta có ý thức về mỗi bước chân của mình, ta không còn bước đi vội vã vô ích, và thân ta cũng không còn lao về phía trước nữa. Sau thời gian thực tập có ý thức về những bước chân, tôi thấy mình cũng dễ cảm nhận được những hạnh phúc khác đang có mặt chung quanh. Khi mỗi bước chân mình được đẹp rồi thì còn cái gì khác mà lại không là nhiệm mầu, phải không bạn! Tôi thấy tờ lá trên đường, bóng mây trôi trên hồ, thân cây mục ngã trên hàng rào… mỗi cái có vẽ đẹp, cũng như một vị trí tự nhiên và nhất định của nó. Mỗi bước chân phải là như thế. Một chiếc lá phải rơi như vậy và phải chạm đất như thế trong vị trí riêng của nó. Không thể nào khác hơn được. Mùa này cũng bắt đầu vào thu, trên đường đi có những chiếc lá đỏ ối màu rất đẹp, nhưng tôi cũng không muốn nhặt lên, sợ làm xáo trộn thiên nhiên.

Summer 2014 (2)

Thu đẹp đã về rồi
.
Sáng nay trời trở thật lạnh, tôi ngồi trong nhà Tăng Thân, nhớ đến và viết vội cho bạn
những dòng này vào cuối một khoá tu. Năm nay thiền sinh về đông hơn năm trước, và có rất nhiều thiền sinh mới. Ngày cuối họ chia sẻ rất nhiều niềm vui, dầu khóa tu chỉ có vài ngày! Có những giọt lệ mừng khi các thiền sinh tiếp xúc được với hạnh phúc của sự tu học. Trung Tâm của mình thật đẹp bạn ạ. Có một chị thiền sinh mới, chuyên về ngành thực vật học, chị nói trên đất Trung Tâm chúng ta có rất nhiều loại thảo mộc hiếm và quý. Trong lúc đi thiền hành, tôi để ý thấy chị bước tránh những cây lá mà tôi cứ nghĩ là thứ cỏ dại tầm thường. Chị chỉ cho chúng tôi những loại rêu hiếm mọc trên đá, những loại berries đặc biệt, những cây có lá thơm như mint để uống với trà, những loại cây có lá năm cánh và có trái như xoài có công dụng chữa bệnh…

Trong khoá tu này tôi không có chương trình gì, chỉ phụ giúp lặt vặt dọn dẹp, lau
bàn, đổ rác, thay nước rửa chén… Tôi tập làm những công việc của mình không lăng
xăng, hấp tấp nhưng với một ý thức rõ ràng. Tôi tập đi đâu cũng là thiền hành. Trong
khoá tu này, tôi học được một nguyên tắc trong môn tài-chi là mỗi cử động đều phải có
một mục đích rõ ràng. Movements are purposefully. Tôi tập có ý thức trong mỗi bước
chân, mỗi khi ngồi, trong mỗi cử chỉ, mỗi việc làm… Làm với một mục đích nhưng ta
vẫn không cần phải lao về phía trước, không cần phải có một kỳ vọng nào hết! Trong
khoá tu này, dầu không làm gì, nhưng tôi nghĩ mình cũng đã đóng góp rất nhiều vào năng lượng tu học cho người chung quanh bằng sự thực tập của tôi.
.
Sáng nay đi xuống thiền đường tôi phải mặc thêm một chiếc áo khoác dầy. Đêm
qua trời đột nhiên trở thật lạnh. Khu rừng chung quanh vẫn còn xanh lá nhưng trên
đường lên núi đã có nhiều chiếc lá đỏ rụng rơi. Hôm trước khi lên khóa tu, tôi định viết
thư cám ơn bạn nhưng không có dịp. Sáng nay nghĩ đến các niềm vui nên viết vội vài
dòng để chia sẻ những kinh nghiệm thực tập và hạnh phúc tu học của mình đến bạn. Con đường vẫn còn rất dài, mà tôi cũng chỉ đang thực tập thôi bạn ạ! Thu đẹp lại về rồi đó, bạn có thấy không?

Nguyễn Duy Nhiên
.

Cuoi Thu 2013 (26)

Trở về đầu trang ( back to top)

Leave a comment